Tâm lý của du khách, khi đến bất cứ nơi nào họ đều muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử,mức sống của người dân. Chợ truyển thống sẽ là một địa chỉ thú vị để tìm hiểu về văn hóa ẩm thực, thói quen ăn uống, mức thu nhập và đặc sản của địa phương.
Trong chuyến đi Hàn Quốc tháng 11/2016, là một khách du lịch tôi đã rất phấn khích khi được đi chợ cá Bu San. Vậy tôi đã tìm thấy gì khi đi chợ Hàn Quốc?
Người Hàn Quốc thích ăn cá ! Chợ cá của họ rất sạch.
Chợ cá Bu San:
Chợ cá Bu San có chia làm 2 khu vực:
Khu vực chính là tòa nhà 3 tầng chuyên bán các loại cá:
– Cá sống: được “rộng” trong các bể nước mặn/ngọt, sục khí thường xuyên.
– Cá tươi: thì được ướp lạnh bằng đá trong các thùng xốp;
– Cá cấp đông: thì giữ lạnh trong các tủ đông dưới dạng philet hoặc nguyên con
– Cá,mực, tôm khô;
– Cá ướp muối, cá làm mắm, làm tương….
– Cá được chế biến, nấu ăn tại chỗ để phục vụ thực khách…tại chợ
Tất cả đề được bày bán trong điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không ruồi, nhặng, không bốc mùi…..
Khu vực phụ là khu chợ cá ngoài trời (sẽ mô tả ở phần tiếp sau).
Hàng ăn bán hải sản tươi sống ngay trong chợ cá
Đối tượng phục vụ: bất cứ ai thích thưởng thức hải sản tươi sống tại chợ với giá cả hợp lý và chất lượng cá tươi/sống “mắt thấy, tai nghe”.
– Cách bày hàng không khác gì chợ truyền thống của Việt Nam: Ghế gỗ, bàn gỗ bọc tấm nhựa bên ngoài để dễ chùi rửa (không khác gì người Việt), phong cách bình dân… nhưng điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nhiều. Nhìn cá, tôm, mực tươi sống còn bơi trong bể nước, bàn ghế, bếp nấu sạch sẽ …thực khách ai cũng cảm thấy yên tâm để hưởng thụ ẩm thực địa phương.Vì vậy, du khách cũng thích ăn, người dân địa phương cũng thích ăn.
– Hải sản tại các hàng ăn trong chợ rất đa dạng: sò nón, sò lụa, sò giấy, hàu, cá macro…. rất nhiều loại. Tâm lý du khách nào cũng tò mò muốn thử, cho dù bụng không đói, bởi ẩm thực vùng miền cũng là một văn hóa địa phương mà ai cũng muốn được trải nghiệm.
– Cũng có những loại hải sản quê tôi cũng có như Tôm hùm, cua bể. Ở Việt Nam thì rất đắt nhưng tại chợ cá BuSan ai cũng có thể mua được vì đây là xứ lạnh, rất phù hợp cho loại hải sản này phát triển. Ngược lại, trái cây nhiệt đới ở đây thì lại vô cùng đắt, chất lượng lại không tươi ngon như ở nhà. Đây cũng được xem như là một lý do để chợ truyền thống phục vụ đối tượng khách du lịch.
Khu vực chợ cá ngoài trời
Khu vực này dành để bán cá tươi, vừa đánh bắt ở cảng lên. Chợ được bố trí như chợ truyền thống của Việt Nam. Các điểm kinh doanh bố trí trong một nhà lồng, không có kệ sạp. Người bán bày bán cá trực tiếp trên các kệ, kê tạm bằng rổ, rá, thùng xốp, thùng nhựa… Cách mặt sàn khoàng 20-40cm. Mặc dù vậy, nhìn rổ hàng vẫn sạch sẽ, bắt mắt. Lý do chính là sàn nhà rất sạch. Hệ thống thoát nước tốt, được dội rửa liên tục nên không bị cảm giác lẹp nhẹp bởi bùn, máu cá hoặc nước thải bẩn còn đọng lại. Mái nhà lồng cao, thoáng, xung quanh không có vách nên thoáng gió và đủ sáng, vì vậy giảm được đáng kể ô nhiễm mùi cá.
Nhiều sạp cá làm cá ngay tại chỗ. Họ rửa cá và xả nước ra tại chỗ. Có người đẩy thùng đi thu gom đầu, ruột cá … Chắc là để làm thức ăn gia súc. Bà con bán cá rất có ý thức về việc giũ gìn vệ sinh sạch sẽ xung quanh chỗ ngồi. Không thấy thùng xốp, rổ rá, kệ gỗ cũ… Vứt ngổn ngang xung quanh khu vực chợ cá. Đây là điểm khác biệt với tập quán của chợ cá bên mình. Bà con chỉ giũ vệ sinh đúng vị trí chỗ ngồi của mình mà không bao giờ có ts thức giữ vệ sinh chung ở những nơi công cộng.
Chợ cá bên ngoài nhà lồng chỉ bán trong ngày, không giống như hàng hải tươi sống, phải giữ qua ngày nên cần hệ thống sục khí và bể nước để ‘rộng cá’. Chợ có quy mô rất giống với chợ cá truyền thống của Việt Nam mình. Điểm khác biệt duy nhất là hê thống cấp nước và thoát nước cực kỳ tốt nên làm cho chợ luôn sạch sẽ, không bị ô nhiễm mùi. Các bà nội trợ Việt Nam nhìn là muôn mua hàng ngay. Màu sắc của cá tươi óng ánh (mặc dù không rõ là tươi đến mức độ nào), bài trí bắt mắt.
Chợ cá ngoài trời, chắc chắn sẽ không thuận lợi cho người bán cá vi cả ngày phải ngồi bán dưới thời tiết 8-10oC (mùa thu), còn mùa đông thì chắc không có cá để bán. Thời tiết lạnh nên cá được bảo quản tươi tự nhiên.
Huỳnh Thị Hằng
@ Đi dạo chợ cá Bu San xong, thật sự không còn muốn dùng thịt nữa mà chỉ muốn dùng cá để chế biến món ăn cho cả nhà. Vừa nhiều sức khoẻ, hạn chế được rủi ro về thực phẩm không sạch, giá tiền lại phải chăng… Vậy muốn đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, trước hết hãy thay đổi quan niêm cũ kỹ, lạc hậu về chợ cá.
Xem tiếp Kỳ 2: Chợ cá ở Việt Nam