Kì trước Kỳ 2: Chợ cá ở Việt Nam
Khảo sát chợ nông thôn hạng 3 (chợ Vĩnh Lương, Nha Trang) hạng 2 (chợ Dục Mỹ, Ninh Hoà) cho thấy, các mặt hàng đắt tiền như quần áo, vải vóc, hàng kim khí điện máy, …. Người dân chọn đi những chợ lớn hơn, ở gần Trung Tâm.
Tuỳ thuộc vào việc mua món hàng gì?
Tâm lý người mua khi tiêu những món tiền lớn, họ thường muốn sự lựa chọn của mình là đúng đắn, đáng giá ‘đồng tiền, bát gạo’, và cũng là một dịp để giải trí bằng mua sắm cùng con cái, chồng vợ hoặc bạn bè.
Người ở xã Ninh Sim chọn đi chợ Dinh ở Ninh Hoà để mua sắm đồ Tết. Người ở Thị xã Ninh Hoà chọn đi chợ Đầm, chợ Xóm Mới ở thành phố Nha Trang. Người ở thành phố Nha Trang thich đi Chợ Bên Thành, chợ An Đông ở Sài Gòn để mua sắm ….
Người Việt đi chợ ở Seoul, ở Băngkok để mua sắm cũng là minh chứng tương tự. Không hẳn là ở quê nhà không có hàng hoá đó, không hẳn giá cả ở Hàn Quốc hoặc Thái Lan rẻ hơn …. (Có nhiều khi đó chính là hang made in Việt Nam hoặc made in China), nhưng có lẽ vì ‘niềm tin’ rằng “hàng ngoại tốt hơn hàng nội”, “hàng chính quốc, tốt hơn hàng nhập khẩu”,…. Thế mới có câu ngạn ngữ ‘bụt chùa nhà không thiêng’.
Tuỳ thuộc vào ai là người đi chợ?
Đi chợ mua đồ ăn hàng ngày, chắc chắn là người nội trợ. Đi chợ mua hàng thời trang, phần lớn là giới trẻ. Rất ít thấy đàn ông đi chợ. Vậy người đi chợ nhiều nhất là phụ nữ. Trung bình có khoảng 1000-1200 lượt khách đi chợ hàng ngày (đối với chợ hang 2), 365 ngày/năm, khoảng 45 phút cho một lần đi chợ. Vậy trung bình 1 năm họ ‘làm việc’ ở chợ 35 ngày(8 giờ/ngày), hay 1 tháng liên tục tại chợ. Tần suất và thời lượng người giao dich tại chợ lớn như vậy, nhưng thử nhìn lại điều kiện làm việc cho ngần ấy thời gian và ngần ấy con người tại một môi trường tạm bợ, xập xệ, hôi hám, tăm tối, ẩm thấp, rác rưởi…. có ổn không? Tại sao không đầu tư dịch vụ hạ tầng và tiện ích thuận lợi cho chợ?
Có phải vì thiếu tiền đầu tư? Chắc là không. Một chợ “mơ ước” là Chợ có hệ thống thoát nước thật tốt. Mái che cao ráo, thoáng mát (vì nhiệt độ ở Việt Nam rất nóng và ẩm). Một khu vệ sinh sạch sẽ cho người mua và người bán. Hệ thống quầy sạp ngăn nắp, vệ sinh, có đầy đủ ánh sáng, thông gió… thế là đủ. Không cần già phải xa xỉ như “trung tâm thương mại”, siêu thị, “Plaza”…
Tuỳ thuộc vào ‘túi tiền’, ngân sách hay mức thu nhập của người đi chợ.
Người “nhà giàu” thường đi siêu thị vì họ thích sự tiện lợi. Đi một lần, sử dụng cho nhiều ngày. Chất lượng hàng hóa được kiểm soát tốt hơn ở chợ . Giới này chiếm khoảng 10% dân số. Đối tượng khách hàng này đòi hỏi chất lượng cao cấp, ít quan tấm tới chất lượng bình dân. Họ thích dùng rau sạch, rõ nguồn gốc, hàng cao cấp đồ hiệu.
Người có thu nhập thấp, thích đi chợ. Họ chọn chợ để mua sắm cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của họ. Ngành hàng chủ đạo nhất đó là thục phẩm tươi sống (thịt, cá, rau, trái cây…). Ngày nào họ cũng đi chợ. Giá cả linh động, vừa túi tiền, hàng thực phẩm tươi/sống hơn. Chất lượng vẫn có thể kiểm soát được nếu có “bạn hàng” thường xuyên (và hầu như nhà nào cũng chọn được “bạn hàng” uy tín cho mình để mua một số mặt hàng nhất định).
Tuỳ thuộc vào thói quen mua sắm:
Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm, trong năm chủ yếu chỉ có 2 mùa mưa nắng, thực phảm tươi sống rất sẵn có, vì vậy người Việt không có thói quen mua thực phẩm đông lạnh để dự trữ trong nhà. Vừa tốn điện, vừa phải ăn đồ cũ.
Tuỳ thuộc vào địa phương/ địa bàn/ địa điểm đặt chợ.
Theo quy hoạch chợ quốc gia, mỗi thành phố đều có ít nhất một chợ hạng 1 (có trên 600 điểm kinh doanh). Có 2-3 chợ hạng 2 (có 300 đến dưới 600 điêm kinh doanh, phục vụ cho khoảng 90.000 – 120.000 dân – tiêu chuẩn xây dựng chợ TCVN 2012). Mỗi xã hoặc 2-3 xã sẽ có một chợ hạng 3 (chợ nông thôn, có dưới 300 điểm kinh doanh). Nguyên tắc chung, phải đảm bảo trong bán kính khoảng 10-12km sẽ có 1 chợ.
Như vậy, chợ vừa thuận tiện cho người mua, vừa thuận tiện cho người bán. Đây là cơ hội rất lớn cho nông dân địa phương sản xuất hàng nông sản quy mô nhỏ lẻ có thể bán được sản phẩm hàng hoá tươi sống trực tiếp đên người tiêu dùng với giá cả cạnh tranh hơn siêu thị hoặc trung tâm thương mại rất nhiều.
Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh tại chợ và siêu thị
Chợ là cơ hội, là lựa chọn thích hợp nhất cho người buôn bán nhỏ lẻ. Tiền thuê chỗ bán rau, củ quả trung bình cho một lô sạp 2,5 m2 tại chợ hạng 2 vào khoảng 275.000 đồng/tháng. Rẻ hơn rất nhiều so với mức thuê cùng diện tích tại siêu thị, ngoài ra, siêu thị còn tinh thêm các khoản phí dịch vụ khác dựa trên sô lượng, khối lượng, doanh số hàng bán ra. Tổng cộng tất cả các khoản phi, giá … Chiếm khoảng 40% giá bán. Mặc dù chợ không thể cạnh tranh với siêu thị về cơ sở hạ tầng, về dịch vụ… Nhưng chợ lại có thể cạnh tranh được bằng giá cả và phương thức giao tiếp trực tiếp giữa người mua và người bán.
Huỳnh Thị Hằng