Việt Nam là một trong những viên ngọc Đông Nam Á chưa được khám phá, không chỉ vì tài nguyên thiên nhiên tươi đẹp mà còn vì đó là một nền kinh tế đang phát triển, chính trị ổn định, vừa gia nhập WTO năm 2007. Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, dồi dào và tỉ lệ người biết đọc, biết viết cao.
Theo tờ FinanceAsia, với quy mô dân số tiệm cận 100 triệu người, trong đó 60% có độ tuổi dưới 35, là nguồn lao động trẻ, chất lượng; có sự ổn định chính trị, kinh tế, thể chế chính sách đang được cải thiện… là lợi thế của Việt Nam khi tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động lâu dài, phát triển.
Nhiều tờ báo quốc tế cũng đánh giá, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây và sẽ có bước phát triển đột phá trong các năm tới. Việt Nam sẽ tập trung ổn định vĩ mô để phát triển nhanh và bền vững, tập trung cải cách hệ thống tài chính tiền tệ, trong đó cải cách hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, hài hòa giữa chính sách tiền tệ và tài khóa ổn định; cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN), kiên quyết cổ phần hóa DNNN nhằm giảm thiểu việc Nhà nước can thiệp vào việc kinh doanh, trao vai trò kinh doanh cho tư nhân và coi việc phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế.(Nguồn:” https://vov.vn/kinh-te”)
Những thông tin nhanh
Tên chính thức |
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam |
Thủ đô |
Hà Nội |
Dân số | 85.789.573 dân |
Diện tích | 331.688 km2 (128.066 dặm) |
Chính phủ |
Đảng cộng sản Việt Nam Chủ tịch nước: Trần Đại Quang Thủ tướng chính phủ: Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày độc lập |
Ngày giành độc lập từ tay thực dân Pháp: 02/09/1945 (được công nhận năm 1954) |
Ngôn ngữ |
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam |
Tôn giáo |
Phật giáo là tôn giáo chính, nhưng cũng có một số lớn theo đạo Lão, Nho Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi Giáo và một số ít theo đạo Cơ Đốc. |
GDP (PPP) (2008) | Tổng cộng: 202.5 tỷ USD Bình quân theo đầu người: 2.215 USD |
Tiền tệ (1/ 2010) | Đồng (VNĐ) 1 USD = 22.700 VNĐ 1 EUR = 26.725 VNĐ |
Thời gian |
GMT +7 giờ |
Điện áp | 220V 50Hz |
Mã quốc gia |
84 |
Khẩu hiệu | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Cơ hội và thách thức từ CPTPP đối với Việt Nam
Là một nước thành viên tham gia đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đang đứng trước hàng loạt cơ hội, song cũng đối mặt với không ít thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.(Nguồn: Infographics.vn)
CƠ HỘI:
– Tăng cường vai trò và vị thế của Việt Nam cả ở khu vực và quốc tế. Bởi đây là minh chứng cụ thể, là bước tiến mới trong quá trình thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ của Việt Nam
– Củng cố thêm sức mạnh kinh tế cho Việt Nam thông qua việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thương mại cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo thêm xung lực mới cho phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
– Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico… cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển
– Đẩy nhanh cải cách thể chế trong nước để vận hành nền kinh tế thị trường một cách toàn diện và triệt để, tạo môi trường đầu tư- kinh doanh thông thoáng minh bạch
– CPTTP có tính mở khi có nước khác tham gia hiệp định thì lợi ích với Việt Nam cũng sẽ tăng lên, là nước tham gia từ đầu thì Việt Nam sẽ có lợi thế hơn trong việc bảo vệ các lợi ích của mình
THÁCH THỨC:
– Yêu cầu xử lý những vần đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của chính phủ, doanh nghiệp nhà nước.
– Đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa, các quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ
– Tạo ra sức ép lớn về cạnh tranh- vấn đề sẽ diễn ra quyết liệt không chỉ ở thị trường các nước tham gia hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước trên cả ba cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia