Ở Kì 1: Chợ cá ở Busan, chúng ta đã có một số góc nhìn về một mô hình Chợ Cá ở nước bạn, ở kỳ này chúng ta hãy cùng đối chiếu và nhìn lại về mô hình này ở nước ta.
Chợ Bu San thì “toàn tâm, toàn ý” hướng tới người tiêu dùng như vậy, còn chợ “Việt Nam” chỉ xem đây là một chỗ mua bán trao đổi hàng hoá tạm bợ, ‘buôn xổi, ở thì’… Cho ‘qua ngày, đoạn tháng’. Ta vẫn không chấp nhận một thực tế rằng những mái che xập xệ, rách nát, vá chằng vá đụp đó …. Vẫn tồn tại từ ngày này qua ngay khác, từ năm này qua năm khác, từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ thời kỳ này sang thởi kỳ khác…. Những lô/sạp ọp ẹp, vá víu qua ngày đó lại là nguồn cung cấp biết bao thực phẩm tươi sống hàng ngày với chất lượng tươi nhất (vì họ không có kho bảo quản), giá cả rẻ nhất (vì như vậy mới cạnh tranh được với quầy sạp lớn, với siêu thị,… (Như vậy mới bán được hàng). Biết bao cử nhân, tiến sĩ… đã được ăn học thành tài… Nhờ những quầy hàng xập xệ như vậy đó. Vậy mà khi thành tài, khi thành ‘ông nọ, bà kia’… Có mấy ai nhớ đến nhũng người bà, người cô, người chị… ngày ngày ‘bán mặt cho đất, bán lưng cho trời’ để nuôi lớn hết thế hệ này đên thế hệ khác… Nhưng chợ quê, chợ truyền thống lại không được phát triển theo mà ngược lại, ngày càng lụn bại, ngày càng thê thảm, ngày càng bị cạnh tranh khốc liệt bởi ‘kinh tế thị trường’
Số liệu thống kê chung của các chợ hạng 2 truyền thống, số lượng lô sạp không cố định (không có quầy sạp xây dựng kiên cố) chiếm khoảng 60% -70% số lượng điểm kinh doanh toàn chợ. Hầu hết ngành hàng kinh doah của các loại điểm này là hàng thực phẩm tươi sống (thịt, cá, rau củ quả, trái cây, hoa). Với tính chất là loại hàng kinh doanh ‘không cố định’ nên mức phí chợ phải đóng theo ngày. Nếu quy ra tháng thì họ phải đóng cao hơn mức đóng hàng tháng của lô sạp cố định. Thục tế khảo sát tại các chợ của Khánh Hoà thì 99% các lô/sạp kinh doanh rau củ quả, thịt cá … Đều kinh doanh ổn định tại ‘vị trí chiếm chỗ’ của mình rất ‘ổn định, lâu dài’, ‘bất khả xâm phạm’. Minh chứng là tất cả các ban quản lý chợ đều rất khó khăn khi yêu cầu họ tuân thủ yêu cầu sắp xếp ngành hàng của chợ.
Vậy tại sao không cho họ một chỗ ngồi “cố định” để họ yên tâm, thuận tiện, thoải mái kinh doanh lâu dài, tốt cho cả người mua lẫn người bán?
Ở Việt Nam, thời tiết nắng nóng, mùa hè lên đến 37-38oC. Cá phải ướp đá liên tục hoặc sục khí liên tục. Người bán cá thi không sợ bị lạnh nhưng lại bị nóng. Bên cạnh đó, mật độ người mua bán rất đông, nhiều khi phải chen lấn vì đặc thù của bữa ăn địa phương là cá và thịt.
Vì sự bất tiện của hàng cá về mùi, về sự nóng nực, chật chội, vì sự bày bán hàng thiếu vệ sinh, thiếu tin tưởng về ATTP nên các bà nội trợ không muốn mua cá ở chợ mà mua ở siêu thị hoặc chuyển sang ăn thit. Trong khi đó, để xuất khẩu thuỷ sản, các doanh nghiệp trong nước phải rất khó khăn, tại sao mình không cố gắng nỗ lực đeer tiếp cận thị trường nội địa. Khuyến khích người dân ăn cá thay vi ăn thịt nhập khẩu từ Úc, Nhật Bản, Newdilan…
Huỳnh Thị Hằng
Chợ sạch đẹp hàng hoá bày hàng ‘bắt mắt’, bảng giá niêm yết, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… Thì chắc chắn người tiêu dùng se chọn mua, cho dù đó là chợ hay siêu thị, cho đu khoảng cách ở xa nhà hay gần nhà. Chợ cá Bu San là một điển hình.
Xem tiếp Kỳ 3: Đi chợ hay đi siêu thị